Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Tại sao bạn không khỏi bệnh và giải pháp

Tại sao người khác chữa khỏi bệnh mà bạn thì không? CÓ LẼ BẠN CHƯA CÓ DUYÊN GẶP ĐƯỢC NGƯỜI THẦY THUỐC GIỎI. BẤT KỲ BỆNH TỒN TẠI THÌ ĐỀU CÓ THUỐC CHỮA CHO NÓ. Còn nếu bạn muốn tự chữa được cho mình thì phải học trở thành chuyên gia.

Nguyên nhân gây bệnh gồm: thực phẩm (dinh dưỡng, người xưa gọi là yếu tố đất), nước (70% cơ thể là nước), không khí (hít thở), ánh sáng (yếu tố lửa, nhiệt độ), ether (khí, prana), tâm lý, tâm linh, nghiệp báo.... Bạn cần cải thiện các yếu tố nguyên nhân gây bệnh thì sẽ khỏi bệnh.

Cùng một nguyên nhân gây bệnh nhưng ở các nhân khác nhau, biểu hiện bệnh khác nhau, cùng một bệnh, hoặc triệu chứng nhưng ở cá nhân khác nhau nguyên nhân khác nhau.

https://www.blogogashop.com/2018/06/y-hoc-dinh-duong-oga-shop.html

https://www.blogogashop.com/2018/08/tai-sao-ban-la-nhung-gi-ban-an.html

https://www.blogogashop.com/2021/03/the-duc-va-lieu-phap-y-hoc-tich-hop-cho-ung-thu.html

https://www.blogogashop.com/2021/03/lieu-phap-chua-benh-bang-nuoc-va-loi-ich-cua-no.html


Làm thế nào bạn có nhân duyên gặp được người thầy thuốc giởi chữa khỏi bệnh cho bạn? Tôi giới thiệu cho bạn cách cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn đó là gieo nhân lành gặt quả thiện. Làm việc thiện cũng cần làm với tư duy đúng cách nếu không người nhận sẽ ỷ nại (dạy người đạo đức trước khi từ thiện cho họ, tham gia nhóm tử tế).

Đối với chữa bệnh do tâm, nghiệp báo thì bắt đầu bằng thực hành lời phật dạy cho phật tử tại gia, làm nhiều việc thiện. Rất nhiều tôn giáo khác cũng có cái hay nhưng không thâm sâu như Phật dạy.

Giới luật Phật giáo cho người tại gia

GIỚI THỨ NHẤT: Không được giết hại chúng sanh.

Chúng sanh tức là lòai hữu tình chúng sanh. Nghĩa là các lòai có tánh biết; tuy chổ tạo nghiệp thọ thân bề ngòai có khác nhau, nhưng cái tánh biết đến với người không khác. Nó cũng có biết tham sống sợ chết, biết khổ, biết vui, biết thương, biết ghét, biết tìm lối sống, biết tìm cách thoát thân như con người.

Con người tham sống, con vật cũng biết tham sống, người sợ chết, vật cũng sợ chết. Người Phật tử không được giết chết, xúi giục người giết chết, thấy giết hại mạng mà vui theo, có những cử chỉ hành động biểu đồng tình trước sự giết chóc… làm tổn thương sinh mạng tất cả những lòai vật thuộc có mạng sống. Vật lớn như con voi, con bò, con trâu, chó, mèo, dê trừu… vật nhỏ như gà, vịt, muỗi mòng, kiến, dế, vi trùng… đều không được giết hại.

Người Phật tử không giết hại chúng sanh, trái lại còn mua các con vật, như: Chim, cá, rùa, rắn… phóng sanh thì hiện đời nầy sẽ được tăng kỷ, đời sau sanh làm người sẽ được sống trường thọ. Ngược lại, người ưa thích giết hại chúng sanh thì hiện đời sẽ bị giảm kỷ, qua đời sau phải bị quả báo thương đau, ly tan mệnh yểu.

Khi nghe Sư Thầy giảng dạy làm việc phóng sanh có phước đức vô lượng, làm việc phóng sanh được trường thọ, người Phật tử không nhất thiết phải vào chợ mua chim đã bị những người nông dân rập bắt đem bán để phóng sanh, vì mua chim phóng sanh bằng cách nầy là tạo cơ hội cho người nông dân tiếp tục rập bắt mà sanh tội vô biên.

Khi chúng ta đi đường, gặp trẻ con bắt lấy ổ chim làm vật thí, người Phật tử liền mua ổ chim ấy đem trở lại nơi chổ cũ, để mẹ con lòai chim được trùng phùng, chim con không phải bị chết đói, chim mẹ không phải bị khổ đau vì mất con… gặp người nông dân bắt rắn hay ếch, dế liền mua rắn, ếch dế ấy đem phóng sanh. Phóng sanh như thế phước báo vô lượng v.v…

Có nhiều người phóng sanh bằng cá kiểng, việc làm có hình thức ấy cũng được thôi, nhưng chẳng thấy gì là phước đức cả, vì có người mua phóng sanh, thì có người “Nuôi cá đẻ” để bán phóng sanh “Việc làm thật nực cười và cảm thấy ái ngại vô cùng”

GIỚI THỨ HAI: Không được trộm cắp.

Như thế nào gọi là trộm cắp. Là tất cả những vật quý báu như vàng, bạc, ngọc, ngà, cho đến vật dụng nhỏ nhặt, như cây kim ngọn cỏ, trái ớt… đã thuộc quyền sở hữu của người, tức là vật có chủ trông coi, người ta không cho, mà mình lén lấy, hoặc cậy thế ỷ quyền mà lấy, lường thăng, tráo đấu, đi làm việc trể giờ… thuộc về tội trộm cắp cả.

Thậm chí, đến những việc như: Qua đò không trả tiền đó, buôn lậu, trốn thuế nhà nước, tham nhũng tiền của dân, biển thủ tiền công quỹ, hối lộ, lén lấy tài sản của công, mua một bán mười… đều thuộc tội trộm cắp cả.

Lén lấy gọi là trộm cắp, công khai mà lấy, dùng sức mạnh, thế lực mà sang đọat của người gọi là cướp, xa hơn nữa là giết người cướp của… Các tội lỗi trên đều có liên quan đến giới thứ hai. Trường hợp là cướp, cướp của giết người hoặc trộm vượt ra ngòai cương giới Nhà Phật, những tội ấy sẽ do pháp luật của nhà nước trừng phạt.

Trộm cắp có những điều hại gì? - Hiện tại bị người tìm bắt, trói buộc tra tấn kềm kẹp, hành phạt, khổ sở, cha mẹ buồn khổ, xã hội khinh thường, bè bạn lánh xa, mất sự tin cậy lẫn nhau. Sau khi chết, trở lại làm người bị bần cùng, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm. Hoặc có khi làm được của, rồi bị trả báo cướp giựt, nhà cháy, nước trôi, rốt cuộc cũng hòan nghèo khổ, hoặc làm tôi tớ, trâu bò ngựa để trả nợ trước.

Không trộm cắp, có lợi ích gì? - không trộm cắp mà còn bố thí, thì đời nầy đời sau hưởng phước giàu có, an vui sung sướng, con cháu nhiều đời nhờ phúc thừa của ông bà cha mẹ, mà được giàu sang, vinh hiển? Song nhờ sự phát tâm bố thí, mà tiêu trừ lòng tham lam, trộm cắp.

Giữ giới không được trộm cắp có nhiều lợi ích như trên, người tín đồ Phật tử nên thọ pháp quy giới gìn giữ cho nghiêm minh.

GIỚI THỨ BA: Không được bất tịnh hạnh (từ Phật học xưa nói không tà dâm).

Nói không tà dâm thật không thanh bai chút nào trong nhà Phật, trước cửa Phật, thế nên mới không dùng từ “Không được bất tịnh hạnh”.

Đức Phật dạy: Người Phật tử còn tại gia giữ năm giới, chỉ giữ giới không được phạm bất tịnh hạnh, cần phải giữ hạnh phúc gia đình, sống một chồng một vợ, không nên lén ngó vợ chồng người khác, gái đẹp gái trinh, không nên lén lút làm việc xằng bậy rối lọan gia phong, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Chúng sanh có nhiều tâm ái dục, thương yêu tà vạy có nhiều tổn hại, như: làm cho chồng hay vợ buồn khổ, ghen tương, hận thù… làm cho mất lòng tin cậy lẫn nhau, thân mạng sẽ chết theo đao gươm, gia đình lần lần suy sụp, nghèo khổ cận kề, hạnh phúc không còn gần gũi với gia đình. Người có tâm ái dục, làm việc tà vạy, làm việc bất tịnh hạnh với người khác luôn luôn mắc phải các quả báo xấu về sau, đang sống chung hạnh phúc, có người đến phá họai gia can; khi làm chồng hay vợ con, phải nhìn thấy người thân hay sanh lòng lang chạ, chồng có vợ đôi vợ ba… vợ có chồng hai, chồng ba…

Người Phật tử muốn cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc, vui vẻ, muốn được tin cậy, muốn mạng sống vững yên, muốn cho thành tựu gia nghiệp ăn nên làm ra, muốn cho được tiếng thơm trong sạch ở đời nầy và khỏi bị quả báo xấu đời sau, thì nên dứt hẳn bệnh tật tà bất tịnh hạnh (không tà dâm). Không tà bất tịnh hạnh có lợi ích, người tín đồ Phật tử giữ gìn cẩn trọng đừng để cho vi phạm.

GIỚI THỨ TƯ: Không được nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa sả.

Nói dối là nói không thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có; khoe khoang là hay nói xấu người, khoe mình tốt, hay khoe khoang khoác lác; đâm thọc là nói xóc hai đầu, đem chuyện xấu đàng đây nói cho kia nghe, đem chuyện xấu đàng kia nói cho đây nghe, nói không đúng chuyện của đối phương, thuật dịch lời không chuẩn xác khiến cho hai bên chửi lộn, mắn lộn với nhau, hận thù với nhau, chiến tranh với nhau; rủa sả là mắng nhiếc, nói lời thô tục, lời thô bỉ, lời trù dập người khác, người mình không ưa, rũa sả nói lời thô tục với con cái mình, với người thân của mình hay tha nhân hàng xóm.

Đức Phật dạy: Nói dối là tâm nghĩ một đàng, miệng nói một nẽo, miệng nói một nẽo, làm việc một ngã khác, nói dối có bốn cách:

1. Nói không chân thật: Nghĩa là lấy phải làm quấy, cho nên thấy mà nói không thấy; lấy quấy làm phải, cho nên việc không thấy mà nói là thấy.

2. Nói thêu dệt: Nghĩa là trau sữa lời hoa nguyệt, tiếng hay khéo, nhưng tâm không thật, trí không tịnh, xui người buông lung tâm trí, để làm việc tà bậy.

Nói thêu dệt cũng còn có nghĩa là khoe khoang, nói tốt cho mình, khóac lác, tâng bốc câu chuyện, làm cho câu chuyện thật lại trở thành hoa mỹ mất rồi, chuyện hư cũng hóa ra là thật. Người ấy không bao giờ sống trong thật tế của sự thật.

3. Nói lưỡi đôi chiều: Là đem chuyện đây nói kia, đem chuyện kia nói đây, dùng thân miệng ý của mình làm cho đôi bên bạn thành thù hận, chửi rủa lẫn nhau, gây chiến tranh lẫn nhau…

4. Rủa sả: Nói lời thô tục, mắng nhiếc hủy nhục người, làm cho người nổi sân si, gieo rắc hận thù. Ơ trước mặt người nói khác, sau lưng người nói khác, tiền hậu bất nhất, bạn bè mất lòng tin cậy lẫn nhau. Người ác khẩu không làm nên sự nghiệp, không dựng nên cơ nghiệp lớn; hiện đời cũng như tương lai không sanh vào đường thiện, gặp nhiều khó khổ trong cuộc sống.

Người không nói dối, là người tâm nghĩ như thế nào, thì miệng nói ra như thế ấy, được quần chúng tin cậy, đời sau thân tướng trang nghiêm tốt đẹp, tướng lưỡi rộng dài, luôn nói lời thật. Vì có sự lợi ích như thế, nên tín đồ Phật tử lúc nào cũng nói lời chân thật.

GIỚI THỨ NĂM: Không được uống rượu.

Rượu là thứ nước có chất thuốc lên men, đường lên men, chất chua thành men hay làm cho con người say sưa, không còn tĩnh táo khi dùng đến rượu. Người tín đồ Phật tử khi đã thọ giới pháp, dù một giọt nhỏ cũng không uống. Hoặc tự mình tìm uống, hoặc đưa rựơu cho người uống cũng đều phạm tội nặng, lỗi lớn. Thuốc độc uống vào thời chết ngay, song chỉ giết hại mạng người trong một đời, nhưng cũng ít độc hơn rượu, vì rượu là thứ nước làm cho người si mê tâm não, mất giống trí tuệ, gây nên những tội lỗi đáng tiếc, chết đi sống lại nhiều kiếp, nên rượu là thứ độc được, độc hơn thuốc độc. Rượu có thể làm mất cả giang sơn, mất cả triều đại đối với những vị hôn quân vô lại thời xưa. Người xưa dùng rượu để làm nên lễ nghĩa, nhưng cũng chính rượu làm mất lễ nghĩa phong hóa của con người ở từng thời đại. Chúng ta nên kiêng dè với rượu.

Rượu không chỉ làm hại con người, mà còn làm hai mạng chúng sanh, có rượu thì có giết hại heo dê gà vịt, nói chung là mạng chúng sanh, rượu hay khiến cho người thường gây ra tội lỗi, lỗi lầm nguy hiểm từ tình bạn đơn sơ đến cựu thù không đội trời chung. Rượu vào lời ra, con người có thể mượn rượu để trả thù, mượn rượu để mắng nhiếc chê bai người khác, gây đổ vỡ tình bè bạn, thân bằng quyền thuộc, kể cả anh em ruột thịt.

Trong Đại luật, đức Phật dạy: Người say rượu, sẽ bị xui khiến làm việc tà vạy, sanh mười điều tội lỗi:

1/. Tâm tán loạn, của cải rơi mất
2/. Thân hay sanh tật bệnh
3/. Tăng trưởng lòng giết hại
4/. Tâm sân hận bừng lên, ưa sanh sự tranh đấu
5/. Trí tuệ kém dần
6/. Phúc đức tiêu mòn
7/. Sự nghiệp không thành công
8/. Lúc nào cũng có sự buồn khổ
9/. Khổ nhục cha mẹ vợ con
10/. Thân hoại mạng chung, đọa vào địa ngục hắc ám, chịu khổ trăm bề, đời đời sống trong u tối.

Người không uống rượu thì tâm trí sáng suốt, làm việc gì cũng được mọi người tin cậy ủng hộ, nên sự nghiệp, thành công trên đường đời.

Trong giới uống rượu, thường là đức Phật hay nhắc đến người nam là rường cột của gia đình. Nên phàm làm con Phật thì dù ở ngoài thế gian hay ở trong đạo cũng đừng bao giờ uống rượu.

Nhân nói chuyện uống rượu, ngày nay đại đa số các gia đình, người ta thường dùng nước bia để làm nước giải khát. Sự thật thì điều nầy không đơn giản gọi là nước giải khát; vì chất men bia chính là nguồn gốc hóa chất làm lên men, làm cho tâm thần người bấn lọan, hóa chất ấy lại có trong men bia, nên chính rượu bia là thứ “Nước say” rẽ tiền rây tổn hai thân thể con người và làm tán gia bại sản cũng vì “Nước say rẽ tiền ấy”.

Xưa cũng như nay, đời cũng như đạo, đã giữ giới không uống rượu, thì đừng bao giờ uống, dù đó là rượu thuốc. Ngày xưa thầy thuốc xem mạch kê toa cho người bệnh, có đôi khi chỉ định bệnh nhân dùng các lọai thuốc có ngâm rượu để uống khi có bệnh, nhưng là bệnh kinh niên, bệnh khó chữa, bệnh đã bế tắc… nên khi có bệnh trong đạo, đức Phật, nhà Thiền, nhà Chùa cho phép Phật tử khai giới uống rượu thuốc thì được uống, nhưng khi uống phải bạch cho đại chúng chư tăng, Thầy Bổn Sư được biết để uống. Cho đến khi lành bệnh, phải bạch với chư Tăng giữ giới cấm lại, không còn uống rượu nữa, nhưng đây là chuyện xưa. Còn chuyện nay thì thuốc men tinh lọc có đủ, có thừa, không nhất thiết khi bệnh phải dùng đến thuốc rượu, vì thuốc rượu sẽ là mối nguy hại “Tác dụng phụ”, sau khi chạy chữa lành bệnh, bệnh nhân sẽ bị chuyển sang bệnh khác, tức là bệnh “Ghiền rượu”, còn nguy hại gấp trăm ngàn lần khi chưa mắc bệnh trước đó!

Bát Chánh Ðạo

'Bát Chánh đạo' là tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu.

Người ta cũng có thể dịch nghĩa "Bát Chánh đạo" là con đường chánh có tám ngánh, để đưa chúng sanh đến địa vị Thánh.

Cũng có khi người ta gọi Bát Chánh đạo là "Bát Thánh đạo" vì cái diệu dụng của nó sau đây:

a) Những kẻ phàm phu học đạo, noi theo pháp môn nầy mà tu, thì khỏi lầm lạc vào nẻo nguy hiểm, lần hồi sẽ chứng được quả Hiền Thánh.

b) Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện nầy thì sẽ đi đến cảnh Niết Bàn.

Bát Chánh đạo gồm có: 1. Chánh kiến, 2. Chánh tư duy, 3. Chánh ngữ, 4. Chánh nghiệp, 5. Chánh mạng, 6. Chánh tinh tấn, 7. Chánh niệm, 8. Chánh định

1. Chánh kiến

Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến hay Chánh tri kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay, hay trái lại.

Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che hay làm sai lạc. Người có chánh kiến biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật. Và khi đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm, tâm không chú; còn khi rõ biết cảnh vật thật, lời lẽ chân, thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho đèn huệ sáng ngời, tiền trần không phương che ám được.

2. Chánh tư duy

Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.

Người tu theo phép Chánh tư duy, thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tìm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối; biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát; biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người.

3. Chánh ngữ

Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý.

Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không. Xưa đức Khổng Tử vào viếng chốn cổ miếu, thấy bức tranh họa một hình người kẹp miệng ba lần, Ngài day lại dạy môn đệ phải cẩn thận lời nói.

Ngày xưa, trước khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, có Ðệ tử hỏi:

Bạch đức Thế Tôn, khi Phật nhập Niết Bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo không sao phân biệt với kinh Phật , như thế, biết tin theo lời nào tu?

Phật dạy: Chẳng luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo mà tu.

Vậy, phàm những lời nói đúng lý, hợp lẽ, có lợi ích cho toàn thể chúng sinh là chánh ngữ. Những lời nói ấy chúng ta phải tin theo và tập nói cho đúng như thế.

4. Chánh nghiệp

Nghiệp là do người Trung Hoa dịch chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma nghĩa là hành động tạo tác.

Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.

Người theo đúng "chánh nghiệp" là người luôn luôn thận trọng , giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người khác. Hơn nữa người theo đúng chánh nghiệp bao giờ cũng tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi ích cho mọi người, mọi vật; và nếu cần, có thể hy sinh quyền lời hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác.

Ngoài ra cũng gọi là chánh nghiệp, khi dùng trí huệ để quán tưởng những pháp chân chính, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật , hoặc trì tụng kinh hành, để giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp cho thanh tịnh.

5. Chánh mạng

Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn không, manh áo mình mặc chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác.

Người theo Chánh mạng sống đúng Chánh pháp, không mê tín dị đoan, và biết thân tứ đại vốn vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí huệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chánh pháp.

6. Chánh tinh tấn

Chữ tinh tấn ở đây cũng cùng nghĩa như tinh tấn đã nói trong bài trước, nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chánh tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.

Người theo đúng Chánh tinh tấn, trước tiên, bao giờ cũng hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành (xem bài Tứ Chánh cần). Người theo đúng Chánh tinh tấn, dũng mãnh tiến lên trên đường đi đến giải thoát, cho đến lúc nào đạt được mục đích cao cả, cùng tột ấy mới thôi (xem đoạn "Tấn căn" trong bài Ngũ căn).

Nói tóm lại, người theo đúng Chánh tinh tấn, quyết tạo nghiệp vô lậu xuất thế gian, lấy chánh trí làm mãnh lực, lấy Niết Bàn làm chỗ quy hướng, một lòng chẳng trễ, muôn kiếp không dời, quyết công phu, định thành đạo quả để trước tự độ, sau hóa độ chúng sanh.

7. Chánh niệm

Niệm là ghi nhớ (cũng như nghĩa chữ niệm ở các bài trước). Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.

Chánh niệm có hai phần:

a) Chánh ức niệm: là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền.

b) Chánh quán niệm: là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ.

Người theo đúng Chánh niệm, thường quán sát cảnh chân đế, năng tưởng niệm các pháp trợ đạo; bất luận ở đâu và làm gì, cũng nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, dù trải qua bao nhiêu số kiếp cũng không thối tâm xao lãng.

8. Chánh định

Chữ "Ðịnh" ở đây cũng đồng nghĩa như chữ định trong các bài trước, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người.

Người theo đúng Chánh định, thường tập trung tư tưởng để quán sát những vấn đề chính sau đây:

Quán thân bất tịnh: (bất tịnh quán) túc là quán tưởng thân không thanh tịnh, để trừ tham dục, sai ái (xem lại đoạn: "quán thân bất tịnh" trong bài Tứ niệm xứ).

Quán từ bi (từ bi quán) là quán tưởng tất cả chúng sinh đều là một chân tâm, bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận, và mở rộng lòng thương yêu để cứu độ chúng sinh.

Quán nhân duyên: (nhân duyên quán) là quán tưởng tất cả pháp hữu hình như muôn vật, vô hình như tâm niệm đều là giả hợp, duyên nhau mà có, chứ không có một cách chân thật, không trường tồn, để đoạn trừ ngu si, pháp chấp.

Quán giới phân biệt: (giới phân biệt quán) nghĩa là phân biệt và quán tưởng sự giả hợp của 18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức để thấy không thật có "ngã, pháp" ngõ hầu diệt trừ ngã chấp, pháp chấp.

Quán hơi thở: (sổ tức quán) nghĩa là quán tưởng bằng cách chuyên chú đếm hơi thở ra vào, để đổi trị sự tán loạn của tâm thức.

Kết Luận

Như đã nói ở đoạn mở đề, 5 giới luật và Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sự thông dụng này sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, và đối với đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của 5 giới luật và Bát Chánh đạo trong hai điểm sau đây:

1) Cải thiện tự thân: Nếu con người chuyên tu theo, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sái quấy, đời sống vô luân. Khi những điều trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ.

2) Cải thiện hoàn cảnh: Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu, không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày sau gặt hái quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Vì những lợi ích quý báu như thế, chúng tôi xin khuyên mọi Phật tử hãy phát nguyện cương quyết tu theo Bát Chánh đạo.

Tam bảo thời hiện đại là thầy hiền trí (phật, thầy dạy sức khỏe, kinh đoanh....), sách hay (pháp: trí tuệ + đạo đức, sách sức khỏe), nhóm bạn tốt (tăng, nhóm chữa bệnh...)

Giới - định - tuệ: 

Thiền: Cải thiện sức khỏe tâm, có nhiều kỹ thuật thiền có thể tham gia các khóa học tại chùa hoặc chuyên gia, sách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét